Phụ huynh dành một khoản không nhỏ hàng tháng để nuôi con ăn học |
Hàng chục triệu mỗi tháng cho con ăn học
Cuộc sống của gia đình chị Thu Mai (Hà Nội) ở mức rất khá giả nhờ kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, từ nhà hàng tới bất động sản, xuất nhập khẩu. Nhà có 3 con: lớp 7, lớp 1 và 3 tuổi, hàng tháng anh chị chi một khoản không nhỏ cho các con ăn học.
Ngoài học văn hóa ở trường quốc tế với mức học phí khoảng 10 triệu đồng/ tháng, cô bé lớn còn học piano, học dancesport, học tiếng Anh...
Cô bé lớp 1 hiện mới tốn mỗi tiền học quốc tế và Anh văn. Chị dự định khi con lớn hơn một chút mới cho học đàn, học nhảy như cô chị.
Cậu bé con út cũng tốn gần 10 triệu đồng tiền trường mỗi tháng.
“Nếu gia đình không có điều kiện thì đúng là chúng tôi không thể đáp ứng được mức chi phí cho việc nuôi con như hiện nay.
Tuy nhiên, chúng tôi phải chi mạnh tay vì nhu cầu của xã hội ngày càng cao. Trước đây vợ chồng chúng tôi đã vất vả, bây giờ chỉ mong con cái được hưởng một nền giáo dục tiên tiến. Hơn nữa, nếu con được học ở môi trường tốt, sau này lớn lên sẽ đáp ứng được sự đòi hỏi và phát triển của xã hội. Nên việc đầu tư cho con cái học hành hiện tại như chúng tôi là cũng theo xu thế, nhiều gia đình viên chức còn cố cho con học trường quốc tế cơ mà” – chị Mai phân tích.
Gia đình hai bên cùng khá giả, ngoài công việc chính ở hai… cơ quan Nhà nước, anh chị Hoàng Sơn còn có 2 cửa hàng thời trang đang làm ăn rất phát đạt ở Hà Nội. Cậu con trai 4 tuổi của anh chị được tạo điều kiện hết mức.
Vợ anh Sơn cho biết sau một số lần chuyển trường, hiện nay anh chị đang gửi con tại một trường mầm non tư thục với học phí 8 triệu đồng/ tháng.
"Nhà có tôi có hai người giúp việc, trong đó một người đến dọn dẹp, nấu nướng theo giờ, còn một người ở lại nhà, chủ yếu là để chăm sóc bé, nhất là mỗi khi bố mẹ cùng phải đi công việc. Lương người giúp việc nhà này, tính luôn vào khoản chi cho bé cũng được, là 4,5 triệu đồng/ tháng".
Ngoài ra, quần áo giày dép anh chị cũng sắm cho con không tiếc tay, tháng nào cũng dăm ba triệu. Tiền ăn buổi tối ở nhà và những ngày cuối tuần cũng là những đồ tươi ngon nhất.
“Tính chi tiết ra, chắc chắn “ông con” ngốn của bố mẹ hơn 20 triệu đồng mỗi tháng. Cũng may là chúng tôi vẫn đủ khả năng” – anh Sơn vui vẻ nói. “Có thằng cu này được 4 năm thì chúng tôi đã “mất” gần tỉ bạc. Sau này chắc còn tốn hơn nữa”.
Không tiền nuôi con ra sao?
Còn chị Nguyễn Thị Tư ở một hoàn cảnh đối lập. Làm nghề nhặt rác ở Thủ Đức (TP.HCM), chị Tư cho biết mỗi tháng hai vợ chồng có thu nhập chưa tới 5 triệu đồng.
Trừ 1 triệu đồng thuê phòng trọ, khoản còn lại ít hay nhiều thì cũng phải trang trải cho đủ một tháng cho 4 người.
Những người lao động chân tay có mức nuôi con vô cùng khiêm tốn (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Không có tiền gửi con tới trường, đứa lớn nhà chị mới 6 tuổi đã theo phụ mẹ nhặt rác. Khi đi làm chị cõng theo cả đứa nhỏ.
“Quần áo của chúng tôi chủ yếu được cho. Mỗi ngày tôi tiêu khoảng 70 nghìn đồng cho 4 người gồm gạo, mắm muối, gia vị, thức ăn, không phải ngày nào cũng được ăn cơm thịt.
Thỉnh thoảng, tôi mua cho con hộp sữa, mà chỉ là hộp sữa vinamilk be bé ấy, chứ không phải sữa bột, sữa ngoại gì.
Trộm vía, hai đứa con tôi chắc biết thương cha mẹ, nên hầu như không ốm đau gì, nên đỡ được nỗi lo tiền thuốc. Tôi chỉ sợ rằng khi các con lớn hơn, phải di học chữ, thì các con tôi sẽ chịu thiệt thòi nhiều vì cha mẹ quá nghèo” – chị Tư buồn rầu chia sẻ.
Gia đình viên chức “phải cố”
Trong khi đó, ông bố hai con, anh Nguyễn Đức Phúc, là kỹ sư xây dựng, cho biết ở nhà anh trong 5 năm đầu, chi phí ăn uống của mỗi đứa con khoảng 3 triệu đồng/ tháng. Chi phí sinh hoạt và các chi phí khác như quần áo, tã bỉm, đi chơi, đồ chơi, y tế khoảng 2 triệu đồng/ tháng. Tiền để gửi trẻ và thuê người chăm sóc giai đoạn này khoảng 3 triệu đồng/ tháng. Như vậy trong giai đoạn 5 năm đầu hết khoảng 500 triệu cho mỗi đứa con.
“Từ năm thứ 6 tuổi đến năm 15 tuổi các con không phải nhờ người chăm sóc, nhưng chi phí đầu tư cho học tập và nhu cầu ăn uống, nhu cầu sinh hoạt lại tăng cao.
Mỗi tháng tốn khoảng 12 triệu đồng, như vậy một năm là 140 triệu. Khoảng thời gian này kéo dài khoảng 10 năm, tính ra khoảng 1,2 - 1,4 tỷ đồng.
![]() |
Mỗi cô cậu mầm non "ngốn" của bố mẹ vài triệu đồng mỗi tháng (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Trong ba năm học cấp ba để đến giai đoạn 18 tuổi, mức chi phí học tập được đầu tư nhiều hơn. Từ bán trú đến ngoại trú, học thêm, học văn hoá. Và các khoản khác là 15 triệu đồng/ tháng, chi phí cả giai đoạn này khoảng 550 triệu. Như vậy để tới năm 18 tuổi chi phí để đầu tư và nuôi con là 2,5 tỷ đồng” – anh Phúc tính chi tiết.
Còn anh Nguyễn Trọng Anh, giảng viên một trường đại học ở TP.HCM cho biết thu nhập của gia đình khoảng 35 triệu đồng/ tháng, trong đó thu nhập từ vợ làm kinh doanh là chủ yếu.
Chia sẻ về chi phí nuôi con, anh Trọng Anh cho rằng theo kinh nghiệm nuôi con và cháu sẽ phân chia giai đoạn.
Với bé mẫu giáo thì trung bình mỗi tháng các khoản học phí, tiền ăn, chi phí vui chơi, quần áo... không tính trường hợp bệnh tật, là khoảng 6,5 triệu đồng.
Học sinh tiểu học học trường công lập học bán trú, có học anh văn... khoảng 10 triệu đồng/ tháng. Học sinh học THCS không bán trú, học thêm, Anh văn, đưa đón đi học... khoảng 12 triệu đồng/ tháng.
Học sinh THPT không bán trú, có học thêm, Anh văn khoảng12 triệu đồng/ tháng. Riêng học đại học thì mức chi phí cho con sẽ rẻ hơn.
Theo anh Trọng Anh, đây là mức chi sinh hoạt trung bình dành cho khu vực quận Gò Vấp và Tân Bình nơi gia đình anh và gia đình người thân trải nghiệm.
Anh Trọng Anh cho rằng mức chi nuôi con tuỳ thuộc vào thu nhập của gia đình. "Nếu là… Hoàng Kiều thì khác, còn là "Chúa Chổm" đương nhiên cũng khác”.
Tuệ Minh – Phương Chi
" alt=""/>Phụ huynh Việt nuôi con hết bao nhiêu tiền?Trong các tháng đầu năm nay, không gian mạng Việt Nam cũng đã ghi nhận diễn biến phức tạp và khó lường của các cuộc tấn công ransomware nhắm vào các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, chứng khoán, viễn thông, logistics...
Trong chia sẻ tại tọa đàm chủ đề “Phòng chống tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền” diễn ra hồi đầu tháng 4/2024, ông Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, trong các tháng đầu năm nay, hệ thống giám sát và cảnh báo sớm của NCSC đã ghi nhận 13.000 sự kiện liên quan đến mã độc ransomware trên các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
Cùng với nhận định tấn công ransomware là 1 trong những xu hướng tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức thời gian tới, chuyên gia NCSC cho biết thêm: Trong các cuộc tấn công ransomware gần đây, Cục An toàn thông tin đã tiến hành phân tích để tìm nguyên nhân và xác định các nhóm tấn công. Qua phân tích, có nhiều nhóm tấn công khác nhau nhắm vào hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam như LockBit, Blackcat, Mallox…
Tiếp đó, vào giữa tháng 4, NCSC còn thực hiện báo cáo phân tích về ransomware LockBit 3.0 để giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam hiểu rõ hơn về phiên bản mới nhất mã độc LockBit, cũng như mức độ nguy hiểm của các cuộc tấn công được thực hiện bởi nhóm tội phạm mạng "khét tiếng" LockBit.
Trao đổi tại hội thảo chính ngày 7/6 trong khuôn khổ sự kiện VNNIC Internet Conference 2024 tại Hà Nội, ông Trịnh Hoài Nam, Giám đốc Sản phẩm, Viettel Cyber Security nhấn mạnh, cùng với tấn công từ chối dịch vụ phân tán - DDoS, tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền ransomware cũng là 1 trong 2 vấn nạn ‘nhức nhối’, thách thức lớn với các cơ quan, tổ chức tham gia môi trường Internet tại Việt Nam thời gian gần đây.
Điểm lại những dấu mốc chính trong quá trình phát triển của ransomware kể từ khi phần mềm mã hóa AIDS Trojan ra đời năm 1989 cho đến nay, ông Trịnh Hoài Nam cho hay, ransomware ngày càng tiến hóa, với kỹ thuật tấn công phức tạp hơn, mục tiêu đa dạng và con số thiệt hại của các đơn vị là nạn nhân ngày càng lớn.
Ghi nhận từ hệ thống giám sát và phân tích nguy cơ an ninh mạng của Viettel Cyber Security cho thấy, khoảng 300GB dữ liệu của các đơn vị tại Việt Nam đã bị mã hóa trong năm ngoái. Về số lượng cuộc tấn công ransomware, chỉ trong 3 tháng đầu năm nay đã có 60 cuộc, trong khi cả năm 2023 con số này chỉ là 10 cuộc. Ngoài ra, LockBit đang là dòng ransomware được phát tán nhiều tại Việt Nam và hiện mã độc này đã phát triển lên phiên bản 3.0.
Dữ liệu quan trọng cần được ‘backup’ đúng cách
Để phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware, trong đó có ransomware LockBit 3.0, Cục An toàn thông tin khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp triển khai các biện pháp, trong đó có các việc: Xây dựng kế hoạch sao lưu, phục hồi dữ liệu đối với hệ thống thông tin quan trọng; Rà quét, cập nhật bản vá lỗ hổng an toàn thông tin trên các thiết bị, phần mềm, ứng dụng; Triển khai các biện pháp xác thực mạnh cho các tài khoản truy cập hệ thống; Chủ động tìm kiếm dấu hiệu tấn công, rà quét mã độc, yêu cầu đơn vị chuyên trách xử lý mã độc.
Cùng với đó, cần giám sát liên tục để phát hiện sớm các hành vi xâm nhập; Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố để kịp thời phản ứng với tấn công ransomware; Áp dụng các nguyên tắc đặc quyền tối thiểu cho các hệ thống; Hạn chế việc sử dụng dịch vụ điều khiển máy tính từ xa; Thực hiện phân vùng mạng chặt chẽ.
Nhấn mạnh sự cần thiết của việc sao lưu dữ liệu, chuyên gia Viettel Cyber Security cũng lưu ý về một số vấn đề có thể xảy ra khiến cho kế hoạch dự phòng không như mong đợi của tổ chức. Ví dụ như, đặt bản dữ liệu dự phòng ngay trên máy chủ có sự cố, khi đó kế hoạch giảm thiểu rủi ro của đơn vị sẽ thất bại. Do đó, khi sao lưu dữ liệu, các đơn vị cần quan tâm đến phân loại dữ liệu, quy trình và cách thức sao lưu.
Song song đó, các chuyên gia an toàn thông tin cũng khuyến nghị các tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược giảm thiểu rủi ro lâu dài, đó là nên triển khai hệ thống giám sát và điều hành an toàn thông tin mạng - SOC để có thể giám sát một cách toàn trình, đảm bảo phát hiện sớm và phản ứng nhanh trước các sự cố.
Ngoài ra, các tổ chức, doanh nghiệp cũng nên có hoặc sử dụng dịch vụ Threat Intelligence của các đơn vị chuyên nghiệp giúp phân tích, cảnh báo sớm các mối nguy cơ; Đồng thời, thường xuyên đánh giá an toàn thông tin của các hệ thống thuộc phạm vi quản lý.
Phần mềm Pegasus của tập đoàn NSO được cài đặt trên điện thoại thông minh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhà chức trách Mỹ ngày 3/11 đã đưa công ty an ninh mạng NSO của Israel - nhà sản xuất phần mềm Pegasus, vào "danh sách đen" sau khi có những cáo buộc cho rằng phần mềm này được sử dụng để do thám các các nhà báo và nhiều quan chức trên thế giới.
Bộ Thương mại Mỹ cho rằng phần mềm Pegasus có thể giúp thực hiện chương trình do thám xuyên quốc gia.
Điện thoại thông minh nhiễm Pegasus có thể biến thành thiết bị do thám bỏ túi, cho phép người sử dụng phần mềm này đọc tin nhắn, xem ảnh, theo dõi vị trí và thậm chí bật camera của thiết bị mà chủ sở hữu không biết.
Công ty NSO ngay sau đó đã lên tiếng phản đối quyết định trên của Mỹ, cho rằng công nghệ của NSO đã hỗ trợ các lợi ích và chính sách an ninh quốc gia của Mỹ bằng cách ngăn chặn khủng bố và tội phạm. Do đó, NSO sẽ tìm cách đảo ngược quyết định của Washington.
Phần mềm Pegasus do công ty NSO phát triển có khả năng xâm nhập trái phép điện thoại thông minh của các nhà báo, quan chức chính phủ... để thu thập dữ liệu. Một danh sách gồm 50.000 mục tiêu có thể bị theo dõi đã rò rỉ và gây chấn động trên thế giới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người có tên trong danh sách này, đã phải đổi điện thoại và thay số điện thoại, đồng thời yêu cầu tiến hành điều tra.
Trong khi đó, Isarel đã thành lập một nhóm liên ngành nhằm tìm hiểu rõ những cáo buộc này. Thủ tướng Israel Naftali Bennett ngày 1/11 cam kết sẽ minh bạch với Pháp những dữ liệu liên quan.
NSO cho biết đã xuất khẩu phần mềm Pegasus tới 45 quốc gia với sự phê chuẩn của Chính phủ Israel. Công ty này nhấn mạnh phần mềm Pegasus chỉ dùng để chống khủng bố và các loại hình tội phạm khác./.
(Theo Vietnam+)
Cách đây chưa lâu, việc theo dõi một số lượng lớn các cá nhân như Pegasus đã làm tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng hiện nay, giám sát mạng trở nên tinh vi hơn, rẻ hơn, dễ thực hiện hơn, hiệu quả hơn.
" alt=""/>Mỹ đưa công ty phát triển phần mềm Pegasus vào danh sách đen